10 cách giúp bạn xoay chuyển tình thế khi ấn tượng đầu tiên quá xấu

Không cần phải nói ra, nhưng bạn có thể xây dựng lòng tin với đối phương một cách âm thầm. Dần dà, đối phương sẽ quên sạch những ấn tượng xấu ban đầu. Nếu bạn làm việc có trách nhiệm và thành khẩn, bạn sẽ tìm lại được sự tôn trọng.
bestie-xin-loi-chan-thanh-20161107095304
1. Xin lỗi chân thành

Có nhiều nguyên nhân khiến người ta có ấn tượng xấu với bạn ngay trong lần đầu tiên, chẳng hạn bạn đến trễ, ăn mặc lôi thôi, tài liệu thiếu sót… Hoặc chẳng may bạn nói điều gì khiến người kia phật ý, hoặc kể câu chuyện cười nhưng lại vô duyên.

Dù lí do là gì, hãy xin lỗi ngay khi có thể. Bạn có thể làm điều đó ngay lập tức hoặc gửi một email ngắn xin lỗi sau đó. Xin lỗi là cách sửa sai trực tiếp nhất, đừng phớt lờ và nghĩ người ta sẽ thông cảm. Nhưng đừng làm quá nhé, bạn có thể biến một tình huống khó xử càng trở nên ngớ ngẩn hơn. Hãy xin lỗi chân thành rồi đừng suy nghĩ về chuyện này nữa.

2. Đừng quá tự trách mình

Có thể vì run nên bạn ít dám giao tiếp bằng mắt với đối phương, hoặc bạn hay liếc nhìn điện thoại vì đang chờ một tin nhắn quan trọng nào đó… Cho dù là gì, cũng đừng quá lo lắng vì những sơ suất của mình. Có thể bạn nghĩ mình sơ suất, nhưng đối phương đôi khi chẳng để bụng. Bạn không cần khiến người ta chú ý vào sơ suất của mình. Bạn chỉ cần tự rút kinh nghiệm thôi.

3. Hãy là chính mình

Là chính mình sẽ giúp bạn tránh được những tình huống vụng về khi cố tỏ ra mình là một người khác. Nếu lần đầu gặp mặt, bạn cố gây ấn tượng với người khác nhưng mọi chuyện lại không được như ý, vậy thì lần thứ 2 hãy là chính mình. Điều này để tái khẳng định với đối phương rằng bạn là chính những gì bạn đã nói, không xạo.

4. Hãy tự chủ

Không chỉ bạn mà đối phương cũng cố gắng gây ấn tượng trong lần gặp gỡ đầu tiên. Vậy nên nếu bạn vô tình ăn mặc xuềnh xoàng tới buổi gặp, hãy làm chủ tình hình và tự tin với bản thân. Người ta sẽ ít chú ý tới những thiếu sót nhỏ nếu bạn tự tin trong lời nói và hành động của mình.

5. Thay đổi ngôn ngữ cơ thể

Đừng gác chân, đừng khoanh tay, đừng cúi đầu, đừng nói quá nhiều… hãy cười nhiều hơn, lắng nghe nhiệt tình hơn và chăm chú khi đối phương nói chuyện. Để tay khỏi lóng ngóng, thay vì cầm điện thoại, bạn hãy cầm tách trà/cà phê hay một quyển sổ tay. Điều này giúp đối phương nhận ra rằng dù bạn hơi hồi hộp, nhưng bạn không treo ngược đầu óc trên cành cây.

6. Nhờ người khác nói giúp

Nếu bạn đi cùng với một người bạn hoặc đồng nghiệp, hãy hỏi họ xem bạn có mắc lỗi gì trong buổi tiếp xúc này không. Nếu họ cũng cho rằng bạn đã tạo ấn tượng xấu với người kia, vậy hãy nhờ người bạn/đồng nghiệp ấy thay mặt bạn để gửi lời xin lỗi. Chỉ làm điều này khi ý kiến của người bạn/đồng nghiệp này được bên kia tin tưởng.

7. Đừng tránh né đối phương

Khi tạo ra ấn tượng ban đầu quá xấu, bạn có thể ngại và tìm mọi cách để né đối phương. Đừng như vậy, hãy mạnh mẽ lên và tìm cơ hội giáp mặt với đối phương lần nữa. Lần này, bạn quyết tâm sẽ lấy lại hình ảnh.

8. Hãy kiên nhẫn

Bạn từng nghe câu này chưa: “Phải cần rất nhiều thời gian mới bồi đắp được lòng tin, nhưng chỉ cần vài giây là có thể phá hủy tất cả?”. Nếu đối phương là người mà bạn muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài, hãy kiên nhẫn. Lòng kiên nhẫn sẽ được bù đắp.

9. Tìm cơ hội để làm việc cùng nhau

Không cần phải nói ra, nhưng bạn có thể xây dựng lòng tin với đối phương một cách âm thầm. Dần dà, đối phương sẽ quên sạch những ấn tượng xấu ban đầu. Nếu bạn làm việc có trách nhiệm và thành khẩn, bạn sẽ tìm lại được sự tôn trọng.

10. Tự hỏi bản thân điều này có đáng không

Hãy tự hỏi người này có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc của bạn không, việc gây ấn tượng xấu với người ấy sẽ khiến bạn tổn hại những gì? Nếu bạn đã thành khẩn mà người ấy vẫn không thay đổi quan điểm, vậy thì đừng buồn bởi vì bạn chẳng thể làm vừa lòng tất cả.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *